X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10

Câu 1: Nhận thức là quá trình

A. phản xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng.

B. phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người.

C. tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

D. sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người.

Câu 2: Thực tiễn là

A. hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội.

B. toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người.

C. hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người.

D. toàn bộ hoạt động tinh thần của xã hội.

Câu 3: “Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” là câu nói của

A. V.I. LêNin.

B. Các Mác.

C. Hồ Chí Minh.

D. Ăng Ghen.

Câu 4: Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ

A. chân lý.

B. nhận thức.

C. thực tiễn.

D. kinh nghiệm.

Câu 5: Đoạn văn sau đây của Bác Hồ muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn: "Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tản loạn hết..."

A. Tiêu chuẩn của chân lý.

B. Cơ sở của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.

D. Mục đích của nhận thức.

Câu 6: Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là

A. thế giới vật chất tồn tại khách quan.

B. tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú.

C. phản ánh thực tiễn xã hội.

D. tính năng động chủ quan của con người.

Câu 7: Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì

A. nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của con người.

B. thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

C. mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo thế giới khách quan.

D. con người cần giải quyết những nhu cầy nảy sinh.

Câu 8: Hoạt động thực tiễn có mấy hình thức?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Trong các định lí của khoa học tự nhiên, công thức của chúng luôn chân thực vì

A. chúng được các nhà khoa học phát hiện trong thực tiễn.

B. chúng là sự phản ánh trong đầu óc các sự vật khách quan.

C. chúng đã được chứng minh trong thực tiễn và phù hợp với các quy luật tự nhiên.

D. chúng được các nhà khoa học thừa nhận là chính xác.

Câu 10: Nhà Bác học Ga-li-lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung: "Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" là nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?

A. Tiêu chuẩn của chân lý.

B. Cơ sở của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.

D. Mục đích của nhận thức.

Câu 11: Hình thức hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò

A. chủ đạo.

B. trung tâm.

C. quan trọng.

D. cần thiết.

Câu 12: Quá trình nhận thức có mấy giai đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 13: “Nhờ đi sâu phân tích người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối”. Đó là giai đoạn

A. nhận thức cảm tính.

B. nhận thức lý tính.

C. nhận thức cảm tính và lý tính.

D. nhận thức bản chất sự vật.

Câu 14: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Thực hành sử dụng máy vi tính.

B. Tham quan bảo tàng lịch sử.

C. Hoạt động mê tín, dị đoan.

D. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.

Câu 15: Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức

A. ở giữa.

B. giai đoạn đầu.

C. giai đoạn tiếp theo.

D. giai đoạn cuối.

Câu 16: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

B. trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

C. liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

D. bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

Câu 17: Trong quá trình nhận thức thì nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức

A. tiếp theo.

B. kế tiếp.

C. cuối cùng.

D. trùng khớp.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: