Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức

Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo mấy nguyên tắc?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron hóa trị của nguyên tử;

B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử;

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối;

D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 3. Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Điện tích hạt nhân tăng dần;

B. Cùng số electron hóa trị xếp cùng cột;

C. Cùng số lớp electron xếp cùng hàng;

D. Cùng số neutron xếp cùng hàng.

Câu 4. Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là?

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, chu kì và nhóm;

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần;

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử;

D. Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

Câu 6. Chu kì 4 trong bảng tuần hoàn gồm có bao nhiêu nguyên tố?

A. 2;

B. 8;

C. 18;

D. 32.

Câu 7. Bảng tuần hoàn hiện nay có bao nhiêu cột?
A. 2;

B. 8;

C. 18;

D. 32.

Câu 8. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo gồm:

A. Ô nguyên tố, chu kì;

B. Chu kì, nhóm nguyên tố;

C. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố;

D. Ô nguyên tố, nhóm nguyên tố.

Câu 9. Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là gì?

A. Nhóm kim loại kiềm;

B. Nhóm kim loại kiềm thổ;

C. Nhóm halogen;

D. Nhóm nguyên tố khí hiếm.

Câu 10. Nguyên tố X có Z = 35. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là?

A. Ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA;

B. Ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIIA;

C. Ô số 35, chu kì 3, nhóm VIIA;

D. Ô số 35, chu kì 3, nhóm VIIIA.

Câu 11. Số thứ tự chu kì trong bảng tuần hoàn cho biết điều gì?

A. Số electron hóa trị;

B. Số hiệu nguyên tử;

C. Số lớp electron;

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 12. Số thứ tự nhóm trong bảng tuần hoàn cho biết điều gì?

A. Số electron hóa trị;

B. Số hiệu nguyên tử;

C. Số lớp electron;

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 13. X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. X thuộc loại nguyên tố nào?

A. Nguyên tố s;

B. Nguyên tố p;

C. Nguyên tố d;

D. Nguyên tố f.

Câu 14. Nhóm B bao gồm các nguyên tố:

A. Nguyên tố s;

B. Nguyên tố p;

C. Nguyên tố s và nguyên tố p;

D. Nguyên tố d và nguyên tố f.

Câu 15. Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là:

A. 16;

B. 14;

C. 15;

D. 13;

Trắc nghiệm Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Năm 1869, nhà hóa học đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Rutherford

B. Niu-tơn

C. Tôm-xơn

D. Mendeleev

Câu 2. Theo bảng tuần hoàn của Mendeleev, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần

A. khối lượng nguyên tử

B. cấu hình electron

C. số hiệu nguyên tử

D. số khối

Câu 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa

A. khối lượng nguyên tử và tính chất;

B. số hiệu nguyên tử và tính chất;

C. số khối và tính chất;

D. cấu hình electron và tính chất.

Câu 4. Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng

A. số lớp electron của nguyên tố hóa học trong ô đó

B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố hóa học trong ô đó

C. số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó

D. số khối của nguyên tố hóa học trong ô đó

Câu 5. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là

A. chu kì

B. ô nguyên tố

C. nhóm

D. bảng tuần hoàn

Câu 6. Bảng tuần hoàn gồm có

A. 7 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn

B. 8 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn

C. 18 chu kì: 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn

D. 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn

Câu 7. Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 7

Câu 8. Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học là

A. electron s

B. electron p

C. electron hóa trị

D. electron ở lớp trong cùng

Câu 9. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là

A. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một chu kì

C. Các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một nhóm

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10. Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Al thuộc khối nguyên tố

A. s

B. p

C. d

D. f

Câu 11. Nguyên tố Y (Z = 17). Trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm

A. IIIA

B. VIIA

C. IIIB

D. VA

Câu 12. Nguyên tố Y ở chu kì 3 nhóm IVA. Cấu hình electron nguyên tử của Y là

A. 1s22s22p63s23p4

B. 1s22s22p63s23p2

C. 1s22s22p63s23p6

D. 1s22s22p63s23p63d34s2

Câu 13. Cho nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 23. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 23, chu kì 4, nhóm IIIA;

B. ô số 23, chu kì 4, nhóm IIIB;

C. ô số 23, chu kì 3, nhóm IIIA;

D. ô số 23, chu kì 4, nhóm VB.

Câu 14. Argon (Ar) có số hiệu nguyên tử là 18. Ar là nguyên tố

A. kim loại

B. phi kim

C. khí hiếm

D. kim loại hoặc phi kim

Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 2 là

A. 1s22s2

B. 1s22s22p4

C. 1s22s22p6

D. 1s2

Trắc nghiệm Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron - Cánh diều

Câu 1. Electron càng xa hạt nhân thì có năng lượng

A. càng cao.

B. càng thấp.

C. không thay đổi.

D. gấp đôi năng lượng ban đầu.

Câu 2. Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng

A. khác nhau.

B. bằng nhau.

C. tăng theo cấp số cộng.

D. tăng theo cấp số nhân.

Câu 3. Số AO và số electron tối đa trong lớp electron thứ n (n ≤ 4) lần lượt là

A. n2; 2n

B. n; 2n2.

C. n2; n2.

D. n2; 2n2.

Câu 4. Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì?

A. 1 phân lớp, kí hiệu là 1s.

B. 2 phân lớp, kí hiệu là 2s và 2p.

C. 3 phân lớp, kí hiệu là 3s, 3p và 3d.

D. 4 phân lớp, kí hiệu là 4s, 4p, 4d và 4f.

Câu 5. Số lượng AO trong mỗi phân lớp s, p, d, f lần lượt là

A. 1, 3, 5, 6.

B. 1, 3, 5, 7.

C. 2, 4, 6, 8.

D. 2, 3, 4, 5.

Câu 6. Số electron tối đa trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf lần lượt là

A. 1, 3, 5, 7.

B. 2, 4, 6, 8.

C. 2, 6, 10, 14.

D. 3, 7, 9, 15.

Câu 7. Kí hiệu 1s2 cho biết

A. phân lớp 1s có 2 electron.

B. phân lớp 2s có 1 electron.

C. phân lớp 1s có 2 AO.

D. phân lớp 2s có 1 AO.

Câu 8. Phân lớp được gọi là phân lớp bão hòa khi có

A. 2 electron.

B. 3 electron.

C. tối đa electron.

D. 5 electron.

Câu 9. Phân lớp nào sau đây chưa bão hòa?

A. 1s2.

B. 2p6.

C. 3d8.

D. 4f14.

Câu 10. Lớp ngoài cùng của oxygen (Z = 8) có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?

A. 6 electron và 3 AO.

B. 4 electron và 3 AO.

C. 6 electron và 4 AO.

D. 4 electron và 4 AO.

Câu 11. Nguyên tử Boron (B) có Z = 5. Cấu hình electron của B là

A. 1s22s22p2.

B. 1s22s22p1.

C. 1s22s23s1.

D. 1s22s12p13s1.

Câu 12. Nguyên tử K có Z = 19. Cấu hình electron của K là

A. [Ar]4s1.

B. [Ar]3d1.

C. [Ar]4s2.

D. [Ar]3d2.

Câu 13. Nguyên tử Iron (Fe) có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là

A. [Ar]4s23d6.

B. [Ar]3d6.

C. [Ar]3d64s2.

D. [Ar]4s2.

Câu 14. Nguyên tử sodium (Na) có Z = 11. Cấu hình electron của Na+

A. 1s22s22p6.

B. 1s22s22p63s1.

C. 1s22s22p63s2.

D. 1s22s22p5.

Câu 15. Nguyên tử nitrogen (Z = 7) có

A. 2 electron độc thân.

B. 3 electron độc thân.

C. 4 electron độc thân.

D. 1 electron độc thân.




Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5: Cấu hình electron nguyên tử(sách cũ)

Câu 1: Nguyên tử X có ký hiệu 2656X. Cho các phát biểu sau về X:

Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.

X là một phi kim.

X là nguyên tố d.

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?

A. (1), (2), (3) và (4).

B. (1), (2) và (4).

C. (2) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s23p3. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.

B. X là một phi kim.

C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.

D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.

Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

A. 1s22s22p5

B. 1s22s22p63s23p64s1

C. 1s22s22p63s23p64s24p5

D. 1s22s22p63s23p63d34s2

Câu 4: Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là

A. 6.    B. 16.    C. 18.    D. 14.

Câu 5: Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

A. 6.    B. 8.    C. 12.    D. 14.

Câu 6: Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là

A. 18.    B. 20.    C. 26.    D. 36.

Câu 7: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố phi kim?

A. 8, 9, 15.    B. 2, 5, 11.

C. 3, 9, 16.    D. 3, 12, 13.

Câu 8: Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương úng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron ở lớp ngoài cùng?

A. 11, 24, 31.

B. 18, 26, 36.

C. 17, 27, 35.

D. 20, 26, 30.

Câu 9: X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là

A. 3.    B. 4.    C. 5.    D. 6.

Câu 10: Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại ?

A. 1s22s22p63s23p6.

B. 1s22s22p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p3.

D. 1s22s22p63s23p1.

Câu 11: Chọn cấu hình electron không đúng :

A. 1s22s22p5.

B. 1s22s22p63s2.

C. 1s22s22p63s23p5.

D. 1s22s22p63s23p34s2.

Câu 12: Nguyên tử M có cấu hình electron 1s22s22p4. Phân bố electron trên các obitan là :

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 có đáp án

Câu 13: Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron

A. độc thân.

B. ở phân lớp ngoài cùng.

C. ở obitan ngoài cùng.

D. tham gia tạo liên kết hóa học.

Câu 14: Nguyên tử Ca có số hiệu nguyên tử Z = 20. Khi Ca tham gia phản ứng tạo hợp chất ion, ion Ca2+ có cấu hình electron là:

A. 1s22s22p63s23p6.

B. 1s22s22p63s23p44s2.

C. 1s22s22p63s23p64s24p2.

D. 1s22s22p63s23p64s1.

Câu 15: Nguyên tử X, ion Y2+ và ion Z- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

A. X: Phi kim ; Y: Khí hiếm ; Z: Kim loại.

B. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại .

C. X: Khí hiếm ; Y: Kim loại ; Z: Phi kim.

D. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại .

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia chọn lọc, có đáp án hay khác: