X

100 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (Phần 3)


Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 19 (có đáp án): Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào (Phần 3)

Câu 24: Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng

A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển

B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào

C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ

D. cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li

Câu 25: Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?

A. Nuôi cấy hạt phấn.

B. Nuôi cấy mô.

C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh.

D. Lai hữu tính.

Câu 26: Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: Cá thể thứ nhất có kiểu gen là AabbDd, cá thể thứ 2 có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu không đúng là

(1). Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

(2). Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thể thu được dòng thuần chủng

(3). Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdMmEe.

(4). Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

A. 1     B. 4     C. 2     D. 3

Câu 27: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

A. Nhân bản vô tính.

B. Cấy truyền phôi.

C. Gây đột biến nhân tạo.

D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 28: Cho các thành tựu:

(1). Nhân nhanh các giống cây quý hiếm đồng nhất về kiểu gen.

(2). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3). Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu.

(4). Tạo ra giống Táo “má hồng ” từ Táo Gia Lộc.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ tế bào là:

A. (1), (3).     B. (1), (4).

C. (3), (4).     D. (1), (2).

Câu 29: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến

A. dị bội     B. mất đoạn

C. chuyển đoạn.     D. đa bội

Câu 30: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng họp tử về tất cả các gen.

B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

C. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khá năng tồng hợp - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

D. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa .

Câu 31: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên

A. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.

B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.

C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.

Câu 32: Cho các ví dụ sau đây:

(1) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.

(2) Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.

(3) Cho hai cá thể thuần chủng tương phản của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.

(4) Dùng Conxisin tác động lên giảm phân I của cơ thể dị hợp tạo giao tử lưỡng bội, lai hai giao tử lưỡng bội thụ tinh thành hợp tử tứ bội.

Có bao nhiêu phương pháp trong số các phương pháp trên tạo ra được dòng thuần chủng?

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 33: Trong lai tế bào sinh dưỡng (xôma), người ta nuôi cấy hai dòng tế bào

A. sinh dưỡng khác loài.

B. sinh dục khác loài.

C. sinh dưỡng cùng loài.

D. sinh dục cùng loài.

Câu 34: Mô sẹo là mô

A. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.

B. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen không tốt.

C. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

D. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

Câu 35: Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa ở thực vật người ta sử dụng

A. gây đột biến đa bội tạo thể song nhị bội.

B. nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng.

C. thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.

D. nuôi cấy mô.

Câu 36: Công nghệ tế bào đã đạt được bao nhiêu thành tựu sau đây?

(1) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp - caroten trong hạt.

(2) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.

(3) Tạo ra chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin người.

(4) Tạo ra cừu Đôli.

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 37: Đề tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống ở thực vật có hoa, phương pháp hiệu quả nhất là

A. Cho tự thụ phân bắt buộc.

B. Nuôi cấy hạt phần rồi lưỡng bội hóa.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.

D. Công nghệ gen.

Câu 38: Một cá thể thực vật lưỡng bội có kiểu gen AaBbdd. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cá thể trên?

(1) Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ta có thể thu được cây có kiểu gen AaBbdd.

(2) Nếu dùng phương pháp nuôi cấy hạt phấn ta có thể thu được cây có kiểu gen AABbdd.

(3) Nếu dùng phương pháp nuôi cấy và gây đa bội hóa ta có thể thu được tối đa 8 dòng thực vật khác nhau.

(4) Nếu dùng phương pháp tự thụ phấn ta có thể thu được 4 dòng thuần.

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác: