Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?

A. Sông Cả.

B. Sông Mã.

C. Sông Hồng.

D. Sông Lam.

Câu 2. Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?

A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.

Câu 3. Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?

A. Nông nghiệp.

B. Thương nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Giàu có về khoáng sản.

C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.

D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.

Câu 5. Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?

A. Nam Á và Thái - Ka-đai.

B. Mường và Mông - Dao.

C. Nam Đảo và Mường.

D. Mông Cổ và Mãn.

Câu 6. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Óc Eo.

C. Văn hóa Sa Huỳnh.

D. Văn hóa Hòa Bình.

Câu 7. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Óc Eo.

B. Văn Hóa Phùng Nguyên.

C. Văn hóa Đồng Đậu.

D. Văn hóa Gò Mun.

Câu 8. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?

A. Kinh tế thương mại đường biển.

B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.

C. Kinh tế thủ công nghiệp.

D. Kinh tế thương mại đường bộ.

Câu 9. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?

A. Phù Nam.

B. Chăm-pa.

C. Âu Lạc.

D. Văn Lang.

Câu 10. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở

A. Phong Châu.

B. Cổ Loa.

C. Thăng Long.

D. Đại La.

Câu 11. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là

A. Hùng Vương.

B. Trưng Vương.

C. Ngô Vương.

D. An Dương Vương.

Câu 12. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. cá.

B. rau.

C. thịt.

D. gạo.

Câu 13. Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?

A. Thờ Chúa.

B. Ăn trầu.

C. Nhuộm răng.

D. Xăm mình.

Câu 14. Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học

A. chữ viết.

B. chữ Hán.

C. truyền miệng.

D. chữ Quốc ngữ.

Câu 15. Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ Đức Phật.

C. Sùng bái tự nhiên.

D. Tín ngưỡng phồn thực.

Lưu trữ:


Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)(sách cũ)

Câu 1. Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm

A. 179 TCN      B. 208 TCN

C. 111 TCN      D. 179

Câu 2. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là

A. Giao Chỉ và Cửu Chân

B. Cửu Chân và Nhật Nam

C. Nhật Nam và Giao Chỉ

D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh

Câu 3. Nhà Hán chia nước ta làm mấy quận và sáp nhập vào lãnh thổ nào?

A. Ba quận – bộ Giao Chỉ

B. Hai quận – nước Nam Việt

C. Ba quận – bộ Cửu Chân

D. Hai quận – bộ Nhật Nam

Câu 4. Triều đại nào ở Trung Quốc đã thực hiện chính sách tăng cường kiểm soát cử quan cai trị tới cấp huyện?

A. Nhà Triệu      B. Nhà Hán

C. Nhà Ngô      D. Nhà Đường

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng về việc tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta?

A. Chia nước ta thành quận (hoặc châu)

B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Quốc

C. Xóa bỏ tất cả các đơn vị hành chính của người Việt

D. Tăng cường kiểm soát, của quan lại cai trị tới cấp huyện

Câu 6. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Câu 7. Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?

A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt

B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi

C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của chính sách độc quyền về sắt của chính quyền đô hộ phương Bắc

A. ở nước ta không có sẵn nguyên liệu này

B. nhằm quản lí chặt chẽ nguồn tài nguyên

C. nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu

D. nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta

Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta

A. Đạo Phật được coi là quốc giáo

B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta

C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán

D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt

Câu 10. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích

A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta

C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: