X

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất

Với bộ Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất

Câu 1: Kí hiệu bản đồ có mấy loại:

   A. 1      B. 2

   C. 3      D. 4

Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại

   + Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.

   + Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ.

   + Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

Chọn: C.

Câu 2: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng:

   A. 1      B. 2

   C. 3      D. 4

Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng

   + Kí hiệu hình học

   + Kí hiệu chữ

   + Kí hiệu tượng hình.

Chọn: C.

Câu 3: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là:

   A. Xem tỉ lệ

   B. Đọc độ cao trên đường đồng mức

   C. Tìm phương hướng

   D. Đọc bản chú giải

Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Chọn: D.

Câu 4: Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố:

   A. Phân tán rải rác

   B. Kéo dài

   C. Tập trung tại một chỗ

   D. Tất cả đều đúng

Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố: Phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, các điểm dân cư, thủ đô hoặc các địa điểm nổi bật của một khu vực.

Chọn: A.

Câu 5: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu:

   A. Tượng hình

   B. Hình học

   C. Diện tích

   D. Điểm

Đối tượng thể hiện kí hiệu diện tích như: các khu vực trồng lúa, khu vực trồng cây lâu năm, khu vực dân cư, thành thị..

Chọn: C.

Câu 6: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

   A. Đường

   B. Diện tích

   C. Điểm

   D. Hình học

Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu điểm.

Chọn: C.

Câu 7: Kí hiệu đường thể hiện:

   A. Ranh giới

   B. Sân bay

   C. Cảng biển

   D. Vùng trồng lúa

Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.

Chọn: A.

Câu 8: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu

   A. điểm.

   B. đường.

   C. diện tích.

   D. hình học.

Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranmh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.

Chọn: B.

Câu 9: Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu:

   A. diện tích.

   B. đường.

   C. điểm.

   D. khoanh vùng.

Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố: Phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, các điểm dân cư, thủ đô hoặc các địa điểm nổi bật của một khu vực.

Chọn: C.

Câu 10: Đường đồng mức là đường nối những điểm

   A. xung quanh chúng.

   B. có cùng một độ cao.

   C. ở gần nhau.

   D. cao nhất trên bề mặt Trái Đất.

Đường đồng mức: là đường nối những điểm có cùng một độ cao.

Chọn: B.

Câu 11: Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu hình ảnh.

D. Kí hiệu diện tích.

Lời giải

Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

=> Kí hiệu hình ảnh không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu diện tích.

D. Kí hiệu chữ.

Lời giải

Các đường giao thông là những đường thẳng kéo dài => sử dụng kí hiệu đường là thích hợp nhất để thể hiện các đường giao thông trên bản đồ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

A. đọc tên bản đồ.

B. đọc tỉ lệ bản đồ.

C. đọc bảng chú giải.

D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.

Lời giải

Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải đọc bảng chú giải.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Các cách biểu hiện độ cao địa hình là

A. sử dụng kí hiệu đường và thang màu.

B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

C. sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.

D. sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

Lời giải

Các cách biểu hiện độ cao địa hình là sử dụng thang màu và đường đồng mức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Đường đồng mức là

A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.

C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.

D. đường cắt ngang một quả núi.

Lời giải

Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

A. càng dốc

B. càng thoải

C. càng cao

D. càng cắt xẻ mạnh

Lời giải

Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó càng thoải.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Lời giải

Đặc điểm các đường đồng mức:

- Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

- Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao do vậy các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Mỗi đường đồng mức thể hiện một trị số về độ cáo khác nhau => do vậy nhận xét các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

A. tượng hình

B. điểm

C. đường

D. diện tích

Lời giải

Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

A. Ranh giới của một tỉnh

B. Lãnh thổ của một nước

C. Các sân bay, bến cảng

D. Các mỏ khoáng sản

Lời giải

Kí hiệu diện tích có khả năng thể hiện vùng phân bố của đối tượng trên bản đồ (bao phủ một diện tích nhất định).

=> Kí hiệu diện tích thích hợp để thể hiện diện tích lãnh thổ của một nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

A. đường đồng mức.

B. kí hiệu thể hiện độ cao.

C. phân tầng màu.

D. kích thước của kí hiệu.

Lời giải

Để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ, người ta thường dựa vào:

- Bảng phân tầng màu (thường dùng ở bản đồ tự nhiên để thể hiện độ cao núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, biển).

- Đường đồng mức.

- Kí hiệu thể hiện độ cao (ví dụ: kí hiệu hình tam giác thể hiện đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m)

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Kích thước của kí hiệu không thế hiện độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ,

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Cho bản đồ sau:

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án (phần 2) | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 có đáp án

Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp

A. đường đồng mức

B. phân tầng màu

C. kí hiệu

D. kẻ gạch.

Lời giải

Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Cho hình vẽ sau

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án (phần 2) | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 có đáp án

Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên

A. đỉnh nhọn, sườn dốc.

B. sườn tây dốc, sườn đông thoải.

C. đỉnh tròn, sườn thoải.

D. sườn tây thoải, sườn đông dốc.

Lời giải

Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:

- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.

- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.

=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Cho bản đồ sau:

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5 có đáp án (phần 2) | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 có đáp án

Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

A. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

B. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.

C. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

D. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.

Lời giải

- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.

- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.

- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc

=> Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: