Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Kết nối tri thức

Câu 1. Địa lí có những đóng góp giá trị cho

A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

B. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.

C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.

D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.

Câu 2. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là

A. dân số học, đô thị học.

B. khí hậu học, địa chất.

C. môi trường, tài nguyên.

D. nông nghiệp, du lịch.

Câu 3. Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với

A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.

B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.

C. bản đồ, lược đồ, số học, bảng số liệu.

D. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.

Câu 4. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là

A. nông nghiệp, du lịch.

B. khí hậu học, địa chất.

C. môi trường, tài nguyên.

D. dân số học, đô thị học.

Câu 5. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về

A. khoa học địa lí.

B. khoa học xã hội.

C. khoa học vũ trụ.

D. khoa học tự nhiên.

Câu 6. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?

A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.

C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.

D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

Câu 7. Địa lí học gồm có

A. kinh tế đô thị và địa chất học.

B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.

C. bản đồ học và kinh tế - xã hội.

D. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.

Câu 8. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về

A. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.

B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.

C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.

D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.

Câu 9. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về

A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.

C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.

D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

Câu 10. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

A. Khoa học xã hội.

B. Kinh tế vĩ mô.

C. Khoa học tự nhiên.

D. Xã hội học.

Câu 11. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ

A. khoa học vũ trụ.

B. khoa học xã hội.

C. khoa học trái đất.

D. khoa học địa lí.

Câu 12. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để

A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.

B. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.

D. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.

Câu 13. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là

A. quy hoạch, GIS.

B. khí hậu học, địa chất.

C. nông nghiệp, du lịch.

D. dân số, đô thị học.

Câu 14. Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Quản lí đất đai.

B. Kĩ sư nông nghiệp.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Quản lí xã hội.

Câu 15. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Kĩ sư trắc địa.

B. Quản lí đất đai.

C. Quản lí xã hội.

D. Quản lí đô thị.

Trắc nghiệm Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

A. Kí hiệu.

B. Kí hiệu theo đường.

C. Chấm điểm.

D. Bản đồ - biểu đồ.

Câu 2. Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?

A. Chấm điểm.

B. Đường đẳng trị.

C. Vùng phân bố.

D. Bản đồ - biểu đồ.

Câu 3. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. khoanh vùng.

D. đường đẳng trị.

Câu 4. Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu.

Câu 5. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. chấm điểm.

C. kí hiệu theo đường.

D. khoanh vùng.

Câu 6. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. đường chuyển động.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu theo đường.

Câu 7. Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. đường chuyển động.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu.

Câu 8. Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được

A. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

B. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

C. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

D. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

Câu 9. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết

A. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.

B. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.

C. số lượng của đối tượng riêng lẻ.

D. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.

Câu 10. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. chấm điểm.

C. đường chuyển động.

D. kí hiệu.

Câu 11. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí

A. được sắp xếp thứ tự theo thời gian.

B. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.

C. trong một khoảng thời gian nhất định.

D. được phân bố ở cácvùng khác nhau.

Câu 12. Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. khoanh vùng.

B. chấm điểm.

C. bản đồ - biểu đồ.

D. đường chuyển động.

Câu 13. Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. chấm điểm.

D. đường chuyển động.

Câu 14. Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng

A. di chuyển theo các hướng bất kì.

B. phân bố theo những điểm cụ thể.

C. tập trung thành vùng rộng lớn.

D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.

Câu 15. Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được

A. số lượng và hướng di chuyển đối tượng.

B. khối lượng và tốc độ của các đối tượng.

C. số lượng và khối lượng của đối tượng.

D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng.

Trắc nghiệm Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ cho học sinh - Cánh diều

Câu 1. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về

A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

B. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.

C. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.

D. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.

Câu 2. Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.

B. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.

D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

Câu 3. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Được học ở tất cả các cấp học.

B. Chỉ được học ở trung học cơ sở.

C. Mang tính độc lập và khác biệt.

D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?

A. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.

B. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).

C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.

D. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.

Câu 5. Môn Địa lí được học ở

A. tất cả các cấp học phổ thông.

B. cấp trung học, chuyển nghiệp.

C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.

D. tất cả các môn học ở tiểu học.

Câu 6. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là

A. môi trường, tài nguyên.

B. nông nghiệp, du lịch.

C. khí hậu học, địa chất.

D. dân số học, đô thị học.

Câu 7. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để

A. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.

B. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.

C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.

D. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Câu 8. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về

A. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.

B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.

C. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.

D. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.

Câu 9. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Quản lí đất đai.

B. Kĩ sư trắc địa.

C. Quản lí xã hội.

D. Quản lí đô thị.

Câu 10. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về

A. khoa học tự nhiên.

B. khoa học địa lí.

C. khoa học xã hội.

D. khoa học vũ trụ.

Câu 11. Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học

A. phong phú.

B. hạn chế.

C. thu hẹp.

D. nghèo nàn.

Câu 12. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?

A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

B. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.

C. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

D. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.

Câu 13. Địa lí có những đóng góp giá trị cho

A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

B. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.

C. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.

D. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.

Câu 14. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là

A. nông nghiệp, du lịch.

B. khí hậu học, địa chất.

C. dân số, đô thị học.

D. quy hoạch, GIS.

Câu 15. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là

A. nông nghiệp, du lịch.

B. môi trường, tài nguyên.

C. khí hậu học, địa chất.

D. dân số học, đô thị học.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ(sách cũ)

Câu 1:Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là

A. Hình nón.

B. Hình trụ.

C. Mặt phẳng.

D. Mặt nghiêng.

Câu 2:Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là

A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.

B. Do hình dạng mặt chiếu.

C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu.

D. Do đặc điểm lưới chiếu.

Câu 3:Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do đặc điểm lưới chiếu

Câu 4:Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:

A. Hình nón.

B. Mặt phẳng.

C. Hình trụ.

D. Hình lục lăng.

Câu 5:Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:

A. Cực.

B. Vòng cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Câu 6:Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu

A. Phương vị ngang.

B. Phương vị đứng.

C. Hình nón đứng.

D. Hình nón ngang.

Câu 7:Phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm lưới chiếu

A. Vĩ tuyến là những cung tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

B. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực

C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng

D. Vĩ tuyến là những vòng tròn, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

Câu 8:Phép chiếu hình trụ đứng có đặc điểm lưới chiếu:

A. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song.

B. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường thẳng song song và chúng thẳng góc với nhau.

C. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực.

D. Vĩ tuyến, kinh tuyến là những đường cong về phía hai cực và vuông góc với nhau.

Câu 9:Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu

A. Hình trụ đứng.

B. Hình nón đứng.

C. Phương vị đứng.

D. Hình nón ngang.

Câu 10:Câu 10. Phép chiếu hình bản đồ là

A. Biểu thị mặt cong lên một mặt phẳng của giấy vẽ.

B. Biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng giấy vẽ.

C. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt phẳng của giấy vẽ.

D. Biểu thị mặt phẳng lên một mặt cong của giấy vẽ.

Câu 11:Phép chiếu hình trụ đứng có độ chính xác ở vùng

A. Xích đạo.

B. Vĩ độ trung bình.

C. Vĩ độ cao.

D. Vùng cực, cận cực.

Câu 12:Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu

A. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng.

B. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực.

C. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực.

D. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường cong đồng quy ở cực.

Câu 13:Phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm lưới chiếu

A. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, vĩ tuyến còn lại là cung tròn đối xứng nhau qua xích đạo.

B. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và chúng vuông góc với nhau, kinh tuyến là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm còn xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

D. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: