X

Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Top 10 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng

Bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng - mẫu 1

Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên quen thuộc, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đặc biệt là các khu vực dân cư ven biển.

Thủy triều là hiện tượng mực nước sông, nước biển dâng lên và hạ xuống trong một thời gian nhất định trong ngày, và lặp lại theo chu kì nhất định. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi lực hấp dẫn của mặt trăng và các thiên thể khác trong vũ trụ lên một điểm bất kì (biển, sông…) trên trái đất. Sự thay đổi ấy là do trái đất tự xoay quanh trục và xoay xung quanh mặt trời. Khi lực hút tăng rồi giảm, mực nước tại các con sông, biển cũng dâng lên rồi hạ xuống theo. Quá trình diễn ra thủy triều thường kéo dài trong vài giờ để có thể đạt đến mức cao nhất (tức triều cao). Sau đó nó duy trì mức đỉnh trong một thời gian ngắn, rồi dần dần hạ xuống cho đến khi về mức thấp nhất (tức triều thấp). Quá trình thủy triều dâng lên và hạ xuống được gọi là triều dâng và triều xuống. Hiện tượng này diễn ra theo chu kì cố định, khó mà can thiệp được. Nên tuy không gây nhiều thiệt hại về người và của, nhưng hiện tượng thủy triều vẫn gây nhiều xáo trộn cho cuộc sống của người dân. Đặc biệt là các thành phố ven biển. Như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Tây nước ta, thường có hiện tượng triều cường vào lúc tan tầm. Khiến người dân khổ sở lội nước, tạm hoãn nhiều hoạt động. Nhưng bù lại, thủy triều cũng giúp các vùng đất quanh sông trở nên trù phú hơn, nhờ lượng nước có phù sa dâng lên mỗi ngày. Cùng với đó, thủy triều cũng giúp các bờ biển có những vùng khai thác thủy hải sản trôi vào bờ rất tiện lợi và thú vị cho bà con.

Vì không thể ngăn cản hay đẩy lùi hiện tượng thủy triều. Nên chúng ta chỉ có thể chọn cách sống chung với nó. Ngày nay, các nhà khoa học đã có thể tính toán tương đối chính xác về quy luật và mức độ thủy triều, từ đó đưa ra các cảnh báo giúp người dân chuẩn bị trước, tránh bối rối khi xảy ra thủy triều.

Bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng - mẫu 2

Lốc xoáy (vòi rồng) là gì?

Vòi rồng hay lốc xoáy là một cột khí xoáy dữ dội, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình phễu hoặc hình xoáy lủng lẳng từ một đám mây trông giống như cái vòi.

Quá trình hình thành của vòi rồng

Không khí nóng ẩm từ vịnh thổi vào gặp không khí lạnh, khô hình thành mây và dông. Nếu điều kiện thuận lợi, luồng không khí được nâng lên đột ngột sẽ quay xung quanh một miệng phễu trung tâm với tốc độ đôi khi hơn 160km/giờ. Vòi rồng được hình thành khi đám mây hình phễu này chạm mặt đất.

Vòi rồng có thể xảy ra bất kì lúc nào khi không khí nóng và lạnh xung đột, ngay cả trong đêm tối nhưng thường tập trung vào buổi chiều.

Mức tàn phá của lốc xoáy

Cấp độ của một trận lốc xoáy được xếp từ thang độ F0- F5 theo mức độ thiệt hại mà nó gây ra.

- F0: Lốc xoáy có cường độ yếu, tốc độ gió khoảng 64 - 116km/h, chỉ gây thiệt hại nhẹ như bẻ gãy cành cây, cần ăng-ten.

- F1: Lốc xoáy có cường độ trung bình, tốc độ gió khoảng 117 - 180km/h, có thể giật tung mái nhà, bẻ gãy cột đèn đường, làm lật xe.

- F2: Lốc xoáy gây ra thiệt hại đáng kể, với tốc độ gió khoảng 181 - 253k/h, có thể thổi bay các mái nhà, làm bật gốc các cây lớn, làm lật các toa chở hàng.

- F3: Lốc xoáy có cường độ mạnh và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, tốc độ gió 254-332km/h, có thể làm lật mái nhà, gây đổ tường, nhấc xe ô tô lên khỏi mặt đất, làm các cây to bật gốc.

- F4: Lốc xoáy với tốc độ gió 333 - 418km/h có sức mạnh hủy diệt, có thể phá hủy các ngôi nhà có nền móng yếu, cuốn bay ô tô.

- F5: Lốc xoáy với tốc độ gió từ 419 - 512 km/h có sức hủy diệt không thể tưởng tượng nổi, có thể thổi bay các ngôi nhà kiên cố, nhấc bổng và ném ô tô xa hàng trăm mét, làm các cây cổ thụ bật gốc.

Những điều nên và không nên làm khi xuất hiện vòi rồng

Nên làm

- Cần chú ý theo dõi các thông tin cảnh báo và quan sát các dấu hiệu báo hiệu.

- Cần tìm chỗ nấp an toàn ở trong nhà, nếu ở bên ngoài cần tránh dưới vật nặng và giữ nó thật chặt.

- Tìm những chỗ an toàn của các công trình kiên cố: tầng hầm, tầng trệt.

Không nên làm

- Không đứng trú hoặc đứng gần các cây to, cột điện hoặc nhà không vững chãi…để tránh bị đè bẹp.

- Không đứng gần cửa sổ, cửa ra vào và tường ngoài của căn nhà.

- Không đứng gần nóc nhà.

- Tuyệt đối không chạy cùng hướng với đường đi của vòi rồng.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác: