X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Ôn tập phần Văn học ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập phần Văn học

Hướng dẫn soạn bài

I. Nội dung

II. Phương pháp ôn tâp

Câu 1 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

- Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

- Những nét chính của các dòng văn học đó là:

    + Văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

    + Bộ phận văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

- Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ:

    + Sự thúc bách của thời đại

    + Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (nhân tố quyết định)

    + Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm

    + Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

- Sự khác nhau giữa tiểu thuyết hiện đại và trung đại đó là:

    + Tiểu thuyết trung đại:

    • Chữ Hán, chữ Nôm

    • Chú ý đến sự việc, chi tiết.

    • Cốt truyện đơn tuyến.

    • Cách kể theo trình tự thời gian.

    • Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược.

    • Ngôi kể thứ 3.

    • Kết cấu chương hồi.

    + Tiểu thuyết hiện đại không theo những lối mòn cũ: + Chữ quốc ngữ.

    • Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.

    • Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.

    • Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật.

    • Tâm trạng, tâm lí nhân vật phức tạp.

    • Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể

    • Kết cấu chương đoạn.

- Những yếu tố trung đại còn tồn tại trong “Cha con nghĩa nặng” :

    + Còn chú ý nhiều đến sự kiện, chi tiết

    + Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hiện còn đơn giản

    + Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc

    + Ngôi kể thứ 3, xen những lời bình luận còn vụng về, thiên nhiên còn chưa gắn bó, hài hoà với nhân vật.

Câu 3 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

- Vi hành: tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

- Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác.

- Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa hai con người tri âm, tri kỉ.Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.

- Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện.

Câu 4 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

     Đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện

- Hai đứa trẻ:

    + Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản.

    + Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật.

    + Nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả sự đối lập ánh sáng và bóng tối.

    + Ngôn ngữ giàu giản dị, nhẹ nhàng, tinh tế…

    - Chữ người tử tù

    + Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước → bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.

    + Tạo dựng tình huống truyện độc đáo

    + Tạo không khí cổ kính, trang trọng: sử dụng nhiều từ hán việt, từ cổ

    + Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình

- Chí Phèo:

    + Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn

    + Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật

    + Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ

    + Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống

    + Giọng văn biến hóa đa dạng

Câu 5 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

∗ Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đó là:

- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:

    + cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to

    + cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình

    + cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân

- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

   ∗ Qua tác phẩm này, tác giả đã vạch trần sự thật xấu xa của xã hội thượng lưu, được gọi là "Âu hóa", "văn minh", đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời":

- Nhan đề chứa tính hài hước

- Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa

- Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội

- Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại

- Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo

Câu 6 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

- Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tương được thể hiện rất rõ nét qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoan trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, thông qua hai mâu thuẫn chính:

    + thứ nhất là mâu thuẫn giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động, vì vậy quân phiến loạn do Trịnh Duy Sản cầm đau đã nổi dậy giết chết bạo chúa Lê Tương Dực và đốt Cửu Trùng Đài.

    + thứ hai là mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nhân dân lao động, đây là mâu thuẫn này được giải quết một cách dứt khoát, việc đốt Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô không thể giúp nhân dân chấm dứt nỗi thống khổ, lầm than và Vũ Như Tô đến chết vẫn không tin là mình có tội

- → Nghệ thuật chân chính phải chú ý đến con người, người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.

Câu 7 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

- Khẳng định được yêu cầu quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải khám phá ra cái mới

- Nam Cao diễn đạt điều đó bằng cách ngắn gọn với những liên tưởng hàm súc, giàu hình ảnh

- Sự nghiệp sáng tác của ông thực hiện nghiêm túc, hình ảnh người trí thức và người nông dân luôn mang nét mới

  → Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau

Câu 8 (trang 204 sgk Văn 11 Tập 1):

- Tình yêu của hải người hết sức trong sáng và được diễn ra trên cái nền của thù hận.

- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.

- Trong nội tâm của cả hai nhân vật không hề có sự mâu thuẫn giữa yêu và thù hận, không hề có sự đắn đo giữa yêu hay không yêu mà chỉ có sự băn khoăn lo lắng về những trở ngại mà họ phải đối diện.

- Cuộc độc thoại và đối thoại của đôi trai gái đã thể hiện tình yêu trong sáng và mãnh liệt của họ, đó là một mối tình đẹp, say đắm và dũng cảm.

- Lời thề hẹn của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần bất lực

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 11 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.