X

Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 48 (Kết nối tri thức)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 48 trong Bài 11: Muối môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 48.

Giải KHTN 8 trang 48 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 48 Bài 11 KHTN lớp 8: Muối có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như làm phân bón, bảo quản thực phẩm, làm bột nở cho các loại bánh, gia vị,… Muối có những tính chất hoá học nào và được điều chế như thế nào?

Trả lời:

- Một số tính chất hoá học của muối:

+ Dung dịch muối tác dụng với kim loại;

+ Muối tác dụng với dung dịch acid;

+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base;

+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.

- Muối có thể được điều chế bằng một số phương pháp như:

+ Dung dịch acid tác dụng với base;

+ Dung dịch acid tác dụng với oxide base;

+ Dung dịch acid tác dụng với muối;

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base;

+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.

Hoạt động trang 48 KHTN lớp 8: Tìm hiểu về các phản ứng tạo muối

Bảng 11.1. Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối

Tìm hiểu về các phản ứng tạo muối

Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu:

1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì?

2. Nhận xét về cách gọi tên muối.

Trả lời:

1. Điểm khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm) là phần tử mang điện dương (cation).

Điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là đều có sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại.

2. Cách gọi tên muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid:

Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid.

Lời giải KHTN 8 Bài 11: Muối Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: