X

Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 52 (Cánh diều)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 52 trong Bài 9: Base môn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 52.

Giải KHTN 8 trang 52 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 52 KHTN lớp 8: Dựa vào bảng tính tan, cho biết những base nào dưới đây là kiềm: KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.

Trả lời:

Base tan trong nước còn được gọi là kiềm.

Vậy các base kiềm là: KOH; Ba(OH)2.

Thực hành 1 trang 52 KHTN lớp 8:

Chuẩn bị:

Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ.

● Hoá chất: Dung dịch NaOH loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein.

Tiến hành:

Đặt giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy khoảng 1 ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm.

● Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, nhỏ một giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có dung dịch NaOH.

● Mô tả các hiện tượng xảy ra.

Trả lời:

Hiện tượng:

- Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím thấy mẩu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Nhỏ một giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có dung dịch NaOH thấy dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu hồng.

Luyện tập 2 trang 52 KHTN lớp 8: Có hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong. Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng:

a) quỳ tím.

b) phenolphthalein.

Trả lời:

a) Cách phân biệt hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong bằng quỳ tím:

- Đánh số thứ tự các lọ đựng dung dịch, trích mỗi lọ dung dịch một ít vào ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Cho vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím.

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → dung dịch nước vôi trong.

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → dung dịch giấm ăn.

b) Cách phân biệt hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong bằng phenolphthalein:

- Đánh số thứ tự các lọ đựng dung dịch, trích mỗi lọ dung dịch một ít vào ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

- Cho vào mỗi mẫu thử một vài giọt phenolphthalein:

+ Nếu dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu hồng → dung dịch nước vôi trong.

+ Nếu dung dịch trong ống nghiệm không đổi màu → dung dịch giấm ăn.

Lời giải KHTN 8 Bài 9: Base Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: