X

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Lý thuyết Bài 15: Từ trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Khái niệm về từ trường

- Không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian xung quanh nam châm có từ trường.

- Kim nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường đều chỉ một hướng xác định.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

2. Từ phổ

- Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở các cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

- Hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

3. Đường sức từ

- Ở bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ là những đường cong liền nét, nối từ cực này sang cực kia của nam châm.

- Quy ước vẽ đường sức từ:

+ Mỗi đường sức từ có một chiều xác định, đi ra ở cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

+ Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức thưa.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

4. Chế tạo nam châm điện

- Cấu tạo của nam châm điện: cuộn dây dẫn bao quanh một lõi sắt.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

- Thay đổi lực hút của nam châm điện bằng cách thay đổi dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm.

- Ứng dụng:

+ Cần cẩu dùng nam châm điện để chuyển hàng hóa.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

+ Chuông điện dùng nam châm điện.

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

5. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Đường sức từ là những đường cong được vẽ quy ước nào sau đây?

A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm

B. Có độ mau thưa tùy ý

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm

D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm

Lời giải:

Chọn D.

Đường sức từ là những đường cong có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

Bài tập 2: Trên hình vẽ sau đường sức từ nào vẽ sai?

Lý thuyết KHTN 7 Cánh diều Lý thuyết Bài 15: Từ trường

A. Đường 1

B. Đường 2

C. Đường 3

D. Đường 4

Lời giải:

Chọn C.

Đường sức từ vẽ sai là đường số 3.

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay khác: