X

500 bài văn mẫu lớp 9

Dàn ý Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa năm 2023


Dàn ý Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa năm 2023

Bài văn Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Dàn ý Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa năm 2023 - Văn mẫu lớp 9

Đề bài:Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

Dàn ý mẫu

1, Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và hình ảnh cần phân tích

   - Bài thơ được tác giả Bằng Việt sáng tác năm 1963, in trong tập thơ Hương cây – Bếp lửa năm 1968.

   - Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ, thể hiện tình cảm bà cháu gắn bó, thể hiện cuộc sống khó khăn một thời.

2, Thân bài

a, Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng gợi nhớ về kí ức bên bà:

   - Bếp lửa trong lòng tác giả khi thì yếu đuối “chờn vờn” trong màn sương, khi lại mạnh mẽ “nồng đượm”.

   - Bếp lửa gợi lên sự hi sinh vất vả của người bà.

   - Điệp từ “một bếp lửa” tạo cảm xúc thương nhớ, bùi ngùi xúc động.

b, Hình ảnh bếp lửa trong kí ức trẻ thơ

Nhớ đến đến bà, người cháu nhớ lại những năm tháng trẻ thơ ở bên bà luôn có ánh lửa, mùi khói của bếp lửa:

   - Bếp lửa tượng trưng cho một thời kì khó khăn của dân tộc:

   + Những năm đói: khói hun nhèm mắt.

   + Những năm chiến tranh chỉ có bà và bếp lửa

⇒ Hình ảnh bếp lửa gắn liền với đói kém, với sự li tán

   - Bếp lửa là tình cảm bà cháu gắn bó, đùm bọc:

   + Thời gian 8 năm gắn bó cùng bà và bếp lửa. Những câu chuyện bà kể bên bếp lửa trở nên thân thương, sống động.

   + Bếp lửa gắn với sinh hoạt thường nhật, gắn với niềm tin hi vọng vào cuộc sống ấm no: ngày ngày bà nhóm bếp không chỉ để nấu ăn, sưởi ấm. Ngọn lửa của bếp luôn cháy như ngọn lửa niềm tin trong lòng bà.

⇒ Bếp lửa thể hiện tình yêu kính của cháu: Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc. Cả một tuổi thơ bên bà cùng khói bếp, cùng những câu chuyện đầy tiếng tu hú khắc khoải, cháu đã tự hình thành trong lòng một bếp lửa, một ngọn lửa yêu thương.

c, Hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho tình yêu thương của bà

   - Bếp lửa chính là thói quen yêu thương của bà: cả cuộc đời bà dậy sớm nhóm bếp lửa. Lửa luôn cháy trong bếp cũng tượng trưng cho sự ấm cúng trong một gia đình. Từ xưa người phụ nữ Việt Nam luôn được gọi là người “giữ lửa” cho ngồi nhà, chăm sóc gia đình từ bữa cơm manh áo.

   - Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần: thể hiện cấp độ tăng tiến của tình cảm.

   + Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm: tình cảm của bà ấm áp, rực cháy như ngọn lửa

   + Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi: bà dạy cháu biết yêu thương, yêu từ những khó khăn làm nên con người, yêu làng xóm quê hương.

   + Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui: bà dạy cháu biết sẻ chia

   + Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ: bà góp phần bồi đắp lên tâm hồn cháu.

   - Câu cảm thán “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: như một tiếng reo đầy cảm xúc của tác giả. Chỉ một vật nhỏ bé đơn sơ là bếp lửa mà làm nên bao điều kì diệu, ấy là nhờ bàn tay bà, nhờ tình yêu của bà. Bà thổi hồn vào bếp lửa. Bếp là hiện thân của bà.

d, Hình ảnh bếp lửa theo chân cháu đi muôn nơi

   - Những niềm vui mới: cháu được đi nhiều nơi, có khói từ “trăm tàu” to lớn, có ánh lửa từ “trăm nhà” và niềm vui “trăm ngả”.

⇒ điệp từ thể hiện sự to lớn, đông đúc, hiện đại vui tươi, sung túc; làm nổi bật lên hình ảnh bếp lửa cuối bài:

   - “Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”: câu hỏi tu từ cuối bài vẫn có bà và hình ảnh bếp lửa. Dù cuộc sống có hiện đại, thay đổi đến đâu người cháu vẫn không thể quên hình ảnh bếp lửa. Đó là một “người bạn” đi cùng cháu suốt cuộc đời, vẫn luôn nhắc nhở cháu phải nhớ về bà, về những tháng ngày xưa với niềm trân trọng.

3, Kết bài

   - Tổng kết về nội dung: hình ảnh bếp lửa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, thể hiện một nét đẹp văn hóa cổ truyền, thể hiện một thời khó khăn của đất nước, thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng.

   - Nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng hình ảnh đa nghĩa, nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, tự sự kết hợp biểu cảm.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 chọn lọc, hay khác: