Gió biển và gió đất là loại gió A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên


Câu hỏi:

Gió biển và gió đất là loại gió

A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.

C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.

D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Trả lời:

Đáp án C.

Gió biển và gió đất là loại gió hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.

- Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt  nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

- Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

Xem thêm bài tập Địa lí có lời giải hay khác:

Câu 1:

Hệ thống các đai khí áp trên Trái đất gồm có

Xem lời giải »


Câu 2:

Trên Trái Đất các đai áp cao và áp thấp phân bố là

Xem lời giải »


Câu 3:

Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

Xem lời giải »


Câu 4:

Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao

Xem lời giải »


Câu 5:

Gió đất có đặc điểm

Xem lời giải »


Câu 6:

Gió biển là loại gió

Xem lời giải »


Câu 7:

Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 300C thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

Xem lời giải »


Câu 8:

Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng

Xem lời giải »