Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32 (có đáp án): Địa lí các ngành công nghiệp (Phần 4)


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32 (có đáp án): Địa lí các ngành công nghiệp (Phần 4)

Câu 25. Quy mô và địa điểm xây dựng các xí nghiệp luyện kim đen thường phụ thuộc vào đặc điểm nào dưới đây?

A. Trữ lượng và sự phân bố các mỏ than và sắt.

B. Sự phân bố và tình hình phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.

C. Sự phân bố của nguồn nước và hệ thống giao thông vận tải.

D. Các vùng dân cư và cơ sở hạ tầng.

Câu 26. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Câu 27. Ngành công nghiệp nào được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia?

A. Công nghiệp năng lượng.

B. Cơ khí.

C. Luyện kim .

D. Điện tử tin học.

Câu 28. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông – lâm – thủy sản.

Câu 29: Khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng về khai thác tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?

A. Than đá.

B. Dầu khí.

C. Than nâu.

D. Than bùn.

Câu 30: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.

Câu 31. Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?

A. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

B. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

D. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

Câu 32. Vì sao than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản?

A. Than có trữ lượng lớn gấp nhiều lần dầu mỏ và khí đốt.

B. Than có thể sử dụng cả trong công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

C. Than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.

D. Sản lượng than tăng, nhiệt điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu năng lượng thế giới.

Câu 32: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.

Câu 33. Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?

A. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.

B. Qui trình công nghệ phức tạp.

C. Nhu cầu sử dụng lớn.

D. Trình độ người lao động chất lượng.

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

Năm 2012 2015
Dầu 38 33
Khí tự nhiên 24 24
Than đá 26 29
Thủy điện 6 7
Năng lượng nguyên tử 6 4
Năng lượng tái tạo - 3

Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu 34 và câu 35:

Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng dầu, khí tự nhiên, than đá giảm.

B. Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi.

C. Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm.

D. Tỉ trọng thủy điện, than đá tăng.

Câu 35: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm?

A. Tròn.

B. Miền.

C. Đường.

D. Cột.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: