Giáo án KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện - Chân trời sáng tạo


Giáo án KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KNTT 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo của nam châm điện.

- Biết được mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Quan sát thí nghiệm để tìm hiểu cấu tạo của nam châm điện, mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường, ứng dụng của nam châm điện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm hiểu cách tạo ra một nam châm điện đơn giản, hợp tác cùng nhau chế tạo nam châm điện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được cách tạo ra những nam châm điện mạnh hơn bằng việc thay đổi độ lớn của dòng điện.

2.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết KHTN: Chỉ ra được cấu tạo nam châm điện, tính chất của nam châm điện.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được mối quan hệ của dòng điện và từ trường.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Chỉ ra được các ứng dụng của nam châm điện.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Dây dẫn điện, đinh vít, hộp đựng pin, pin 1.5V, công tắc, kẹp giấy.

- Phiếu học tập.

- Video về cần cẩu điện.

2. Học sinh

- Đọc trước nội dung bài.

- Bảng nhóm, bút lông.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu

- Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề nghiên cứu.

- Phát triển khả năng quan sát và đánh giá sự kiện xảy ra.

b. Nội dung:Học sinh quan sát video về cần cẩu điện. Cần cẩu điện hút được các vật nặng bằng sắt, thép có phải nhờ nam châm vĩnh cửu?

c.Sản phẩm: HS trả lời: không phải nam châm vĩnh cửu mà nhờ nam châm điện.

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS xem video về cần cẩu điện và suy nghĩ nguyên nhân cần cẩu điện hút được các vật nặng bằng sắt thép.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát video và đưa ra câu trả lời.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đưa ra.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên đặt vấn đề:Nam châm trong cần cẩu điện không phải là nam châm vĩnh cửu mà là nam châm điện. Vậy nam châm điện là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.


Giáo án KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Cần cẩu điện



2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Thí nghiệm về nam châm điện.

a. Mục tiêu: HS biết cách tạo ra nam châm điện đơn giản.

b. Nội dung: HS đọc nội dung SGK và kết hợp thực hành theo nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 21: Nam châm điện theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trên phiếu học tập

1. Khi không có dòng điện đi qua ống dây, các kẹp giấy không bị hút. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì các kẹp giấy bị hút vào đinh vít.

2. Có thể sử dụng kim nam châm để xác định các cực của đinh vít, từ đó có thể xem đinh vít như một nam châm thẳng.

3. Khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn là nam châm điện nên không hút các kẹp giấy.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị dụng cụ cho từng nhóm và hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo SGK hình 21.1. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. Chú ý hướng dẫn HS thật chu đáo.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc theo nhóm thực hiện các bước như hình 21.1 SGK và trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

HS các nhóm trình bày đáp án trên phiếu học tập.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nêu kết luận về cấu tạo nam châm điện.

1. Nam châm điện

Giáo án KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt.

Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép.

2.2. Hoạt động 2.2: Khảo sát ảnh hưởng của độ lớn dòng điện đến từ trường của nam châm điện.

a. Mục tiêu: HS biết được cường độ dòng điện có ảnh hưởng đến độ mạnh từ trường của nam châm điện.

b. Nội dung:

- Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?

- Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ mạnh.

c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS

- Khi sử dụng hai viên pin thay cho một viên pin, độ lớn dòng điện tăng làm lực từ và từ trường của nam châm điện càng mạnh.

- Chiếc cần cẩu có thể tạo ra lực mạnh vì nó được cung cấp một dòng điện rất lớn, đủ để nhấc các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: